
Ban hành Thông tư ngừng thu phí giao dịch ngoại tệ từ 17/5
10/05/2021Tình hình dịch bệnh Covid biến động không ngừng cũng khiển cho thị trường ngoại hối chịu ảnh hưởng. Bởi những biến động kinh tế thế giới có tác động đến tỷ giá hối đoái. Từ đầu tuần trước, tỷ giá có xu hướng tăng khi biến động trên thị trường tài chính thế giới ngày biến động do dịch Covid. Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường vẫn trong mức có thể kiểm soát, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ để lại hậu quả đáng lường. Vì thế mà phía Ngân hàng đã có động thái can thiệp.
Mục lục
Ngân hàng nhà nước nói gì về việc tỷ giá tăng?
Giải thích về nguyên nhân tỷ giá hối đoái tăng, lãnh đạo NHNN chia sẻ. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các đồng tiền trên thế giới biến động. Đồng tiền của nhiều nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng mất giá. Ngân hàng trung ương các nước đã liên tục có các động thái chính sách để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Thế nhưng các chính sách này cần có độ trễ trước khi tác động hiệu quả tới thị trường.
Cùng với xu hướng đó, tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ cũng tăng trong thời gian qua. Do biến động trên thị trường quốc tế và Covid-19 tác động tới tâm lý thị trường trong nước. Tuy nhiên, qua theo dõi, cân đối cung cầu ngoại tệ đến nay về cơ bản không có biến động lớn. Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư 1,82 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2020. Tiếp tục thặng dư 880 triệu USD trong tháng 3/2020. Trạng thái ngoại tệ vẫn tiếp tục duy trì ở mức dương. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng đều được TCTD đáp ứng đầy đủ.
Ban hàng Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ
Giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại. Các giao dịch do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Đảm bảo an ninh, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật…
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Theo Thông tư này, tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay. Cùng với các giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác, với tổ chức kinh tế. Và cũng có thể giao dịch với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân. Được giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú quy định. Giao dịch với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu này phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà đầu tư.
Phương thức giao dịch được quy định
Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định rõ 3 phương thức giao dịch. Thứ nhất, giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp. Hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch. Bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
Thứ hai, giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại. Các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu. Quan trọng là bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật Giao dịch điện tử. Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Thứ ba, trường hợp giao dịch qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định. Đồng thời thông báo với đối tác các số điện thoại được phép sử dụng để giao dịch. Điện thoại phải có chức năng ghi âm. Đảm bảo truy xuất được nội dung thỏa thuận giao dịch với đối tác để sử dụng cho mục đích lập xác nhận giao dịch, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và xử lý tranh chấp (nếu có).
Trước tình hình dịch Covid chuyển biến phức tạp, ngành tài chính ngân hàng cũng có những động thái liên tục để hỗ trợ kinh tế. Tham khảo bài viết khác để có thể cập nhật nhanh nhất nhé!
Nguồn: vneconomy.vn