Biến động giá cả đạt mức cao nhất trong 8 năm gần đây

Biến động giá cả đạt mức cao nhất trong 8 năm gần đây

10/05/2021 0 Lê Hương 3,674
4 phút, 30 giây để đọc.

Khi các nhà đầu tư chuyển sang các mặt hàng hóa khác nhau từ dầu mỏ đến ngô, giá hàng hóa đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua. Theo dữ liệu từ Enterprise Products Partners, vào cuối năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu có thể phục hồi lên 100 triệu thùng. Dầu mỏ là mặt hàng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường tăng giá, trước đó Liên minh châu Âu đã đề xuất nới lỏng các hạn chế đi lại. Động thái này có thể kích thích nhu cầu nhiên liệu toàn cầu phục hồi. Nhiều hàng hóa khác giá cả cũng đi lên cao.

Giá cả hàng hóa tăng vọt

Giá cả hàng hóa tăng vọt

Tony Chovanec, Phó chủ tịch cấp cao của Enterprise về các nguyên tắc cơ bản; đánh giá rủi ro hàng hóa cho biết, nhu cầu về hydrocacbon có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại ngay trong năm tới.

Giá của tất cả hàng hóa từ đồng, dầu đến gỗ đã tăng vọt khi các nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi sau đại dịch; khi dấu hiệu thiếu hụt ngày càng tăng trên khắp các thị trường.

Sản xuất và xây dựng đang tăng lên, ô tô lại đầy trên đường phố và ngày càng nhiều người đặt vé máy bay đi tiêm phòng vào thời điểm nguồn cung bị hạn chế do tắc nghẽn, hạn chế sản xuất và thời tiết xấu. Trung Quốc đang mua lượng ngô với số lượng kỷ lục. Các loại ngũ cốc nông sản đắt hơn đã làm cản trở dòng chảy thương mại toàn cầu.

Theo dữ liệu của Bloomberg, các quỹ đầu cơ đã tăng đặt cược vào việc tăng giá; vào hợp đồng tương lai hàng hóa trong ba tuần liên tiếp. Chi tiêu lớn của chính phủ và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát. Điều này cũng thúc đẩy đà tăng giá. Hàng hóa thường được các nhà đầu tư coi là hàng rào chống lại lạm phát và đồng USD yếu hơn.

Tăng giá đột ngột sau nhiều năm

Tăng giá đột ngột sau nhiều năm

Các quỹ phòng hộ đổ xô tham gia vào đợt tăng giá mạnh nhất của thị trường hàng hóa trong ít nhất 10 năm qua. Đặt cược chính sách hỗ trợ từ chính phủ Mỹ, lãi suất cận 0 sẽ thúc đẩy lực cầu; gia tăng lạm phát và làm suy yếu USD hơn nữa; khi nền kinh tế số một thế giới phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Chỉ số Bloomberg Commodity Spot, theo dõi diễn biến giá của 23 nguyên liệu thô; tăng 1,6% trong ngày 22/2 lên cao nhất kể từ tháng 3/2013. Chỉ số này đã tăng 67% kể từ đáy 4 năm hồi tháng 3/2020.

Đà tăng của chỉ số chủ yếu do lực đẩy từ giá đồng; tăng vượt 9.000 USD/tấn lần đầu tiên trong 9 năm. Giá dầu tăng do đồn đoán nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt nhanh chóng. Giá cà phê và đường cũng đi lên.

“Những người từng phớt lờ hàng hóa trong thời gian khá dài giờ đây bắt đầu mở vị thế”, Bart Melek, giám đốc chiến lược hàng hóa tại TD Securities, nói. “Xu hướng này có thể kéo dài thêm chút nữa. Đây là kỳ vọng về sự khan hiếm hàng hóa”.

Biến động thị trường hàng hóa

Biến động thị trường hàng hóa

JPMorgan Chase & Co hồi đầu tháng nhận định các loại hàng hóa dường như đã bắt đầu một siêu chu kỳ mới – giai đoạn mở rộng trong đó giá hàng hóa cao hơn hẳn xu hướng trong dài hạn. Goldman Sachs có quan điểm tương tự. Thị trường hàng hóa chỉ có 4 chu kỳ như vậy trong vòng 100 năm qua.

Hàng hóa thường được coi là tài sản tốt để phòng hộ lạm phát – yếu tố gần đây khiến giới đầu tư lo ngại. Thị trường hàng hóa đi lên sẽ là câu chuyện về đợt phục hồi kinh tế hậu đại dịch; bùng nổ vào những năm 2020 đi kèm chính sách tiền tệ, tài chính siêu nới lỏng; nhóm nhà phân tích của JPMorgan nhận định hôm 10/2.

Thị trường hàng hóa còn có thể nhảy vọt do ảnh hưởng liên đới từ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu – thắt chặt nguồn cung dầu, thúc đẩy lực cầu các kim loại cần trong xây dựng hạ tầng năng lượng tái tạo, sản xuất pin và xe điện. Giá đồng tăng trong bối cảnh thị trường kim loại nói chung, từ quặng sắt đến nickel, cũng đi lên.

Ảnh hưởng của sự biến động giá cả

“Những xu hướng lớn đang xuất hiện bên cạnh sự gia tăng dân số toàn cầu, điện khí hóa; chuyển đổi năng lượng đều thúc đẩy lực cầu hàng hóa trong trung và dài hạn”, theo Mike Henry, giám đốc điều hành công ty khai mỏ BHP Group.

Giá hàng hóa biến động còn ảnh hưởng lớn đến chi phí cuộc sống thông qua giá nhiên liệu, điện, thực phẩm và các dự án xây dựng. Chúng còn giúp định hình thương mại, tỷ giá hối đoái. Sau cùng là tình hình chính trị những nước phụ thuộc hàng hóa như Canada, Brazil, Chile và Venezuela.

Nguồn: cafef.vn