Đồng Rúp Nga liệu sẽ có lợi thế lớn trong thương mại quốc tế sau đại dịch ?

Đồng Rúp Nga liệu sẽ có lợi thế lớn trong thương mại quốc tế sau đại dịch ?

10/05/2021 0 Nguyễn Hiếu 227
4 phút, 43 giây để đọc.

Trong vài năm trở lại đây, đồng Rúp Nga đã nhiều lần liên tiếp xuống thấp tới mức kỷ lục. Một trong những nguyên nhân lớn khiến đồng Rúp rớt giá đến mức thảm hại như vậy là do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên nền kinh tế Nga.

Theo đó, Nga bị hạn chế khả năng vay tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM). Không những thế, việc đi vay tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng thế giới, các ngân hàng ở Mỹ, EBRD của Nga cũng đều bị cắt đứt. Lệnh trừng phạt còn áp dụng lên cả ngành hàng không của Nga. Hãng hàng không quốc gia Nga là Aeroflot bị cấm các chuyến bay tới Mỹ. Các ngành hàng xuất nhập khẩu, ngành dịch vụ tài chính và đầu tư,… của Nga cũng đều bị ảnh hưởng.

Thế nhưng, đồng Rúp mất giá còn do sự tác động của các nguyên nhân khách quan khác. Lý do đầu tiên là vì giá dầu thế giới nhiều lần giảm sâu. Thứ hai là vì giá vàng thế giới tăng mạnh do cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc Mỹ – Trung leo thang. Sự kiện này đã Trung quốc phải phá giá đồng NDT kéo theo đồng Rúp mất giá.

Tuy nhiên, nếu đánh giá theo chiều hướng tích cực thì việc đồng Rúp bị mất giá lại tạo ra nhiều cơ hội mới cho thương mại của Nga sau đại dịch Covid-19.

Đồng Rúp của Nga đang bị định giá quá thấp trên thị trường

Đồng Rúp của Nga đang bị định giá quá thấp trên thị trường

Tờ The Economist dẫn lời các chuyên gia cho rằng, đồng rúp của Nga đang là đồng tiền bị định giá thấp nhất thế giới. Theo các chuyên gia, tỷ giá đồng USD so với đồng Ruble đang bị định giá quá cao. Đồng tiền của Mỹ không nên có giá 74 Ruble/USD, mà chỉ tối đa là 24 Ruble/USD.

Chỉ số Big Mac được tính toán trên cơ sở giả thuyết rằng cùng một loại hàng hóa ở các nước khác nhau nên có giá như nhau. Theo các chuyên gia, nếu điều này không xảy ra có nghĩa là tỷ giá của đồng nội tệ bị định giá thấp hơn rất nhiều. Hoặc ngược lại, được định giá quá cao. Vào tháng 1/2021, chi phí của một chiếc bánh Big Mac ở Mỹ trung bình là 5,66 USD. Nếu để giá của đối tác Nga tương đương thì đồng USD phải có giá 23,85 Ruble. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ này cao hơn nhiều lần tạp chí nước ngoài ước tính đồng USD ở mức 74,63 Ruble. Trung bình một chiếc Big Mac ở Nga có giá 135 Ruble.

Đồng Rúp Nga có thể sẽ là lựa chọn hàng đầu trong giao dịch ngoại hối

Đồng Rúp Nga có thể sẽ là lựa chọn hàng đầu trong giao dịch ngoại hối

Theo dự báo mới đây của ông Maxim Timoshenko, Giám đốc Thị trường Tài chính của Ngân hàng Russian Standard; đồng USD năm nay sẽ dao động trong khoảng 70-80 Ruble/USD; và đồng Euro khoảng 82-92 Ruble/USD. Dẫu đồng rúp được cho là đồng tiền thấp nhất thế giới song đây không phải là tin tức quá xấu. Là đồng tiền có giá trị thấp mang đến lợi thế cho Nga trong xuất khẩu. Nó cũng mang tới triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs xếp đồng rúp Nga là một trong ba lựa chọn hàng đầu trong các loại tiền tệ của thị trường mới nổi. Nó sẽ “lên ngôi” sau khi cơn hoảng sợ về đại dịch COVID-19 dịu đi.

Trong thông báo hồi tuần trước được CNBC trích dẫn; một nhóm các chiến lược gia của ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs cho biết; đồng tiền quốc gia của Nga theo sát đồng rand của Nam Phi và đồng peso của Mexico trong danh sách các loại tiền tệ hấp dẫn nhất.

Đồng rúp Nga phản ánh độ nhạy cảm của đồng tiền đối với chu kỳ kinh tế rộng hơn và lợi nhuận thị trường. Nó phù hợp với chiến lược giao dịch “Carry trade”. Đây là chiến lược giao dịch dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong một cặp tiền tệ.

Nhiều tín hiệu đáng mừng cho thương mại Nga sau đại dịch

Nhiều tín hiệu đáng mừng cho thương mại Nga sau đại dịch

Trong lần giảm tỉ giá đồng rúp trước đó, Goldman Sachs cho biết họ dự kiến ​​đồng tiền này sẽ phục hồi dự đoán sẽ quay trở lại mức 61 rúp/1 USD trong vòng 2 năm. Ông đồng thời bày tỏ lạc quan về triển vọng của đồng rúp Nga. Đó là dựa trên sự gia tăng dần dần của giá dầu. Theo đó, giá dầu có thể tăng lên 60 USD/thùng so với cùng kỳ.

Trước đó, vào tháng 12/2020, ông Steen Jakobsen, Giám đốc đầu tư tại Ngân hàng Saxo Bank (Đan Mạch) dự đoán tỷ giá đồng USD giảm xuống còn 65 Rulbe/USD. Theo ông, đồng Ruble đang bị định giá thấp. Chuyên gia này tin rằng năm 2021 sẽ là năm của thương mại hàng hóa. Cũng theo ông này, Nga sẽ có năng lực lớn sẽ mang lại lợi thế.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng, tăng trưởng GDP của Nga vào năm 2021 là 2,6%. Còn với năm 2022 là 3%. Điều này tùy thuộc vào hiệu quả của vắc-xin chống lại COVID-19. Nó cũng phụ thuộc vào sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng.

Nguồn: datviet.trithuccuocsong.vn