Dòng tiền đầu tư vào cổ phiếu đang chững lại

Dòng tiền đầu tư vào cổ phiếu đang chững lại

05/05/2021 0 Nguyễn Uyên 445
4 phút, 27 giây để đọc.

Những ngày gần đây, dòng tiền đầu tư vào cổ phiếu đang chững lại. Có thể nói, những nhà đầu tư dường như không còn mặn mà với những con số như trước. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế của mỗi người dân có phần giảm sút. Các nhà đầu tư dường như đang tìm kiếm cho mình những giải pháp an toàn và hiệu quả. Nên thường nhát tay, ít đầu tư vào những mã có lợi nhuận cao nhưng mạo hiểm. Đó có thể là sự đánh đổi rất lớn. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu thị trường trong những ngày tới đây nhé!

Nhà đầu tư đang dò la thị trường

Nhà đầu tư đang dò la thị trường

Nhà đầu tư chững lại quan sát thị trường sau những phiên tăng giảm đan xen. Dẫn đến thanh khoản hôm nay lao dốc phiên thứ 5 liên tiếp.

Sau khi VN-Index rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4, áp lực bán vẫn hiện hữu. Phiên giao dịch 27/4 mở cửa trong sắc đỏ với hơn 300 cổ phiếu giảm. Trong khi số lượng cổ phiếu tăng chưa đến 60 mã. Chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán TP HCM sáng nay; có lúc lao về sát 1.204 điểm, sau đó thu hẹp biên độ nhờ lực cầu bắt đáy nhỏ giọt.

Bên mua mạnh dần trong phiên chiều nhưng cũng chưa đủ sức áp đảo hoàn toàn bên bán. VN-Index giằng co quyết liệt quanh tham chiếu. Cả phiên có đến 5 lần đảo chiều từ giảm thành tăng. Sau đó đóng cửa tại 1.219,75 điểm.

Thanh khoản thị trường hôm nay đạt 15.460 tỷ đồng. Giảm gần 4.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp giá trị giao dịch đi xuống dù khối ngoại vẫn tích cực gom hàng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào xấp xỉ 1.990 tỷ đồng. Bán ra 1.575 tỷ đồng, tập trung ở HPG, VNM và NVL.

Cả phiên ghi nhận 618 triệu cổ phiếu được sang tay. Mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3 đến nay. STB và ROS so kè về khối lượng khớp lệnh với lần lượt 47,5 triệu và 46,9 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu còn lại trong nhóm 5 mã dẫn đầu về khối lượng giao dịch là HQC, HPG và FLC.

Theo nhận định của chuyên gia Công ty Chứng khoán MB. Thanh khoản đang giảm dần có một phần nguyên nhân vì kỳ nghỉ lễ dài sắp tới. Nhà đầu tư lo ngại những biến động lớn có thể xảy ra trong giai đoạn này; nên đang nắm giữ lượng tiền lớn để quan sát.

Các mã đầu ngành trở lại sắc xanh khiêm tốn

Các mã đầu ngành trở lại sắc xanh khiêm tốn

Một số nhóm cổ phiếu trụ như bất động sản, tài chính, tiêu dùng thiết yếu, nguyên vật liệu. Hôm nay đã trở lại sắc xanh nhưng mức tăng vẫn khiêm tốn. Trong khi đó, giá cổ phiếu năng lượng và công nghiệp tiếp tục bị nén xuống khi lần lượt mất 1,69% và 0,28%.

NVL là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho thị trường khi tăng 6,2% lên 121.500 đồng. Ở chiều ngược lại, PLX giảm 2,7% xuống 48.600 đồng; trở thành mã tác động tiêu cực nhất.

VN-Index chỉ tích luỹ gần 4 điểm nhưng theo các nhóm phân tích. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy thị trường chưa bước vào xu hướng giảm dài hạn sau khi thủng hàng loạt ngưỡng hỗ trợ trước đó.

“Khả năng tạo sóng tăng mới là chưa rõ ràng. Thị trường trong nước sẽ tiếp tục đi ngang; tích luỹ trong khoảng 1.200-1.250 điểm khi không có thông tin mới hỗ trợ”. Báo cáo cập nhật của MBS viết; đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư không cần phải vội vàng mà nên theo dõi thêm.

Chia sẻ từ chuyên gia

  • Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank

Theo tôi trong ngắn hạn thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy tạo nền sau khi vượt mốc 1,200 điểm thành công. Quá trình này được dự báo vẫn sẽ tiếp tục trong tuần tới, chỉ số tiếp tục sideway trong biên độ 1,225 – 1,250 điểm.

  • Ông Ngô Quốc Hưng – Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS

Kể từ khi thị trường vượt đỉnh 1.200 điểm vào đầu tháng 4 cho tới nay, chỉ số VN-Index tăng 47,27 điểm (+3,97%) với 167 mã tăng, 217 mã giảm. Đáng chú ý, đóng góp chính vào nhịp tăng vừa qua tập trung chủ yếu ở 4 cổ phiếu VIC, NVL, HPG và VHM với 40 điểm, trong đó VIC chiếm hơn ½ (22,6 điểm).

  • Nguyễn Hoàng – VnEconomy

Tuần này thị trường cũng gia tăng thanh khoản lên ngưỡng kỷ lục bình quân vượt 20 ngàn tỷ đồng khớp lệnh mỗi phiên nhờ hệ thống có cải tiến. Tiền vào rất lớn nhưng thị trường lại không tăng được, liệu đó có phải hoạt động phân phối hay vẫn chỉ là rung lắc thông thường?

Nguồn: vnexpress.net