Những gã khổng lồ ngành năng lượng Mỹ hồi sinh trở lại

Những gã khổng lồ ngành năng lượng Mỹ hồi sinh trở lại

08/05/2021 0 Nguyễn Ninh 153
4 phút, 24 giây để đọc.

Đại dịch covid hoành hành khiến cho tất cả các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề. Từ những phát triển mạnh đến đâu cũng bị ảnh hưởng, tiêu biểu đó là nước Mỹ. Dù là một nước lớn mạnh có thứ hạng trên thế giới những Mỹ cũng không loại tên mình ra khỏi danh sách các nước bị ảnh hưởng. Tuy nhiên thời gian gần đây những gã khổng lồ ngành công nghệ Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi sau chuỗi ngày giảm mạnh. Cụ thể ra sao thì mời bạn cùng chúng tôi khám phá nhé.

Tình hình ngành dầu mỏ sau đại dịch

Sau chuỗi thời gian liên tục thua lỗ, ExxonMobil và Chevron -hai “gã khổng lồ” ngành năng lượng của Mỹ- ngày 30/4 đều công bố báo cáo cho thấy đã bắt đầu có lợi nhuận trở lại trong quý I/2021, hỗ trợ bởi đà tăng mạnh của giá dầu thế giới.

Các yếu tố khiến thị trường dầu mỏ sụp đổ

Các ‘đại gia’ ngành năng lượng Mỹ gia tăng lợi nhuận sau chuỗi thua lỗ kéo dài. Đại dịch viêm đường hô hấp Covid-19 đã khiến nhu cầu dầu giảm nhanh đến mức thế giới sắp hết kho dự trữ để chứa những thùng dầu. Trong bối cảnh đó, Nga và Saudi Arabia lại diễn ra một cuộc chiến giá cả, khiến nguồn cung dầu trên toàn cầu vốn đã dôi dư càng trở nên “thừa thãi”.

ngành năng lượng Mỹ

Dù Nga cùng các nhà sản xuất lớn khác và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sau đó đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày, giá dầu vẫn không thể tránh được đà “rơi tự do”.

Những yếu tố trên kết hợp lại đã khiến giá dầu “sụp đổ” đến mức các công ty dầu đá phiến của Mỹ không thể kiếm lời. Và ngày 20/4 đã trở thành một trong những ngày “đen tối” nhất trong ngành năng lượng Mỹ. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2020 của nước này chốt phiên giảm xuống mức -37,63 USD/thùng.

Dấu hiệu phục hồi tại các doanh nghiệp lớn

Cụ thể, ExxonMobil, công ty chịu thua lỗ trong cả bốn quý của năm 2020. Họ đã báo cáo đạt lợi nhuận 2,7 tỷ USD trong quý I/2021. Doanh thu tăng 5,3% lên 59,1 tỷ USD. Công ty này cho biết, giá dầu thô trung bình của họ trong quý I vừa qua tăng 42% so với quý IV/2020; trong khi giá khí tự nhiên cũng tăng 33%.

Các yếu tố khiến thị trường dầu mỏ sụp đổ

Còn Chevron, công ty báo cáo thua lỗ trong ba quý của năm 2020. Họ cũng ghi nhận doanh thu tăng 1,7%, lên 32 tỷ USD. Lợi nhuận chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả trên diễn ra trong bối cảnh các tập đoàn dầu khí lớn của châu Âu như Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan); Total (Pháp) đều thông báo về lợi nhuận trở lại trong quý I vừa qua.

Những đối mặt ngành dầu mỏ gặp phải

Điều đó cho thấy triển vọng về nhu cầu dầu mỏ đang được cải thiện nhiều so với năm ngoái. Khi giá dầu giảm mạnh vào giữa quý I/2020 do cuộc khủng hoảng Covid-19; khiến phần lớn nền kinh tế toàn cầu bị “đóng băng”.

Tuy nhiên, các công ty dầu mỏ lớn vẫn phải đối mặt với những thách thức; bao gồm việc vận động của các cổ đông. Trong các cuộc họp thường niên vào tháng tới, họ cần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Những đối mặt ngành dầu mỏ gặp phải

Với việc các công ty như Total và BP đều đã cam kết đầu tư vào năng lượng tái tạo. Họ thực hiện mục tiêu không phát thải ròng. Các công ty dầu mỏ khổng lồ của Mỹ đang ngày càng chịu áp lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Các doanh nghiệp ngành năng lượng kêu gọi đầu tư

ExxonMobil cho biết họ đã đạt được tiến bộ trong chiến lược chuyển đổi năng lượng. Điều này sẽ giúp họ phát triển các dự án quy mô lớn về thu và trữ carbon (CCS).

Giám đốc điều hành ExxonMobil, Darren Woods đã từ chối đầu tư vào năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió. Nó như một “phép thử” cho cam kết của công ty đối với biến đổi khí hậu. Đồng thời tuyên bố rằng ExonMobil đang ở “giai đoạn đầu của một kế hoạch kinh doanh mới với CCS”.

năng lượng mặt trời mỹ

Trong khi đó, Chevron cũng phải đối mặt với một số đề xuất liên quan đến khí hậu tại cuộc họp thường niên. Vào tháng 5/2021, một cuộc bỏ phiếu yêu cầu công ty xem xét hoạt động kinh doanh theo định hướng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Cuộc họp nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Chevron đang kêu gọi các cổ đông từ chối đề xuất này trong bối cảnh công ty đang nỗ lực hướng tới quá trình chuyển đổi năng lượng.

Nguồn: baoquocte.vn