Thị trường chứng khoán xuất hiện sự giằng co?

Thị trường chứng khoán xuất hiện sự giằng co?

07/05/2021 0 Trịnh Huyền 126
6 phút, 31 giây để đọc.

Các nhà đầu tư trung hạn mua vào trước Tết trong các phiên giao dịch ngày 28/01-02/02 và các nhà đầu tư ngắn hạn đã mua vào trong phiên giao dịch ngày 22/3-26/3 đã chốt lời tuần trước nên đứng ngoài thị trường quan sát, liệu có thị trường có xuất hiện sự giằng co?

Theo đánh giá của các chuyên gia chứng khoán, thị trường giao dịch ngày 20/4 đã có áp lực mạnh khi hàng loạt các nhà đầu tư chốt lời mạnh. Điều này đã thu hẹp đáng kể mức tăng của thị trường VN-Index, theo đó, từ mức đỉnh trong phiên là 1,286 điểm để rồi sau đó kết thúc phiên với điểm số 1,268 điểm.

Thị trường trước áp lực chốt lời

Giá trị khớp lệnh trong phiên 23/3 cũng đạt mức kỷ lục mới với gần 24,000 tỷ đồng trên VN-Index và HNX-Index. Rõ ràng là bên mua và bên bán đang giằng co quyết liệt tại đây. Với việc thị trường đóng cửa được trên ngưỡng 1,250 điểm trong 2 phiên liên tiếp. Nên SHS cho rằng xác suất để thị trường nối dài sóng tăng 5 lên ngưỡng 1,325 điểm (fibonacci retracement 161.8% sóng điều chỉnh 4) hoặc chuyển sang sóng điều chỉnh a với target quanh 1,135 điểm là ngang nhau. Do đó, trong phiên giao dịch 23/3 tới, thị trường có thể tiếp tục rung lắc trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư.

Thị trường trước áp lực chốt lời

SHS khuyến nghị nhà đầu tư trung hạn mua vào trước Tết trong các phiên 28/01-02/02. Nhà đầu tư ngắn hạn mua vào trong các phiên 24/03-26/03 đã chốt lời trong tuần trước. Vì vậy nên đứng ngoài quan sát thị trường. Những nhà đầu tư vẫn còn nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng tăng 5 có thể tiếp tục trong thời gian tới. Tuy nhiên có thể áp dụng chiến lược trailing stop theo đường trung bình 20 ngày hiện quanh ngưỡng 1,225 điểm. Nếu thủng ngưỡng này thì nên bán ra.

Vận động tích lũy trong khu vực 1,260-1,280

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI). VN-Index duy trì sắc xanh trong hầu hết phiên giao dịch và hiện đang ở sát ngưỡng 1,270. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư giảm nhẹ nhưng vẫn có 12/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn HOSE và HNX. Ngoài ra, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái cân bằng với thanh khoản gia tăng so với phiên trước. Theo nhận định hiện tại, VN-Index nhiều khả năng sẽ vận động tích lũy trong khu vực 1,260-1,280 vào những phiên giao dịch tiếp theo.

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch ngày 23/3, mặc dù có lúc tăng gần 26 điểm. Tuy nhiên áp lực chốt lời tăng mạnh đã làm chỉ số VN-Index thu hẹp đáng kể đà tăng. Đóng cửa chỉ còn tăng gần 8 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 7.7 điểm (tăng 0.61%), đóng cửa ở mức 1,268. Thanh khoản HOSE ở mức gần 844 triệu cp (tăng 3%); giá trị hơn 23,100 tỷ đồng (tăng 17%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (187 mã tăng/ 227 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ bán ròng hơn 553 tỷ đồng trên HOSE. Tập trung chủ yếu vào VNM, HPG, VHM, và CTG.

Sự giằng co sẽ xuất hiện

Sự giằng co sẽ xuất hiện

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh dài dạng ‘Gravestone Doji’ tại vùng kháng cự 1,280 – 1,290 điểm. Đây là tín hiệu khá tiêu cực. Mẫu hình nến này cho tín hiệu đảo chiều giảm giá tại vùng đỉnh. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,260 – 1,265 điểm. Vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,250 – 1,255 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,270 – 1,275 điểm. Vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,280 – 1,285 điểm.

Thị trường phiên 23/3 đã có một phiên rung lắc khá mạnh. Aseansc dự báo VN-Index có thể giảm điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1,260 – 1,265 điểm. Sâu hơn là vùng hỗ trợ 1,250 – 1,255 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp. Nó có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó; trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Thị trường chưa có tín hiệu mạnh mẽ

Công ty chứng khoán Asean (Aseansc) nghiêng về kịch bản tích cực. Khi chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.195-1.200 điểm trong phiên kế tiếp ngày 23.3. Tuy nhiên, thị trường chưa thể thoát khỏi trạng thái giao dịch giằng co khi ngưỡng kháng cự tâm lí 1.200 điểm. Đây vẫn đang là thách thức đối với chỉ số VN-Index trong ngắn hạn. Dự báo có sự cảnh báo từ Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, thị trường nhìn chung vẫn chưa có tín hiệu mạnh mẽ hơn. Thị trường vẫn thiên về giằng co và phân hóa như giai đoạn vừa qua.

Trong trường hợp nếu chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh; đóng cửa lấp khoảng trống tăng giá (gap) 1.185-1.195 điểm trong những phiên tới. Đây là chỉ số sẽ chịu rủi ro giảm về lại ngưỡng hỗ trợ quanh 1.150 điểm. PHS khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc nâng dần tỉ trọng lên mức cao. Trường hợp nếu có phiên thủng gap như đề cập ở trên thì nên cân nhắc hạ tỉ trọng nắm giữ về lại mức trung bình.

Có thể áp dụng chiến lược giao dịch T+

Có thể áp dụng chiến lược giao dịch T+

CTCK Đông Á (DAS): Thị trường mở cửa phiên 20/04 với sự tiếp nối hưng phấn từ phiên giao dịch trước. Giá cổ phiếu được kéo lên cao. VN-Index đạt được mức tăng 95 điểm (tương đương tăng 8%) chỉ sau 3 tuần giao dịch. Đây là tốc độ tăng mạnh, và tập trung vào mốt số nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Điều này tất yếu dẫn đến xuất hiện lực bán chốt lời trên các mã tăng nóng này.

Sự phân hóa của thị trường ngày càng rõ nét, nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 và nhóm cổ phiếu ngân hàng đang được hỗ trợ từ kết quả kinh doanh quý 1 tăng trưởng so với cùng kỳ. Do đó thu hút được dòng tiền trong nhịp tăng vừa qua. Trong khi phần lớn còn lại của thị trường giao dịch ảm đạm. Khi thị trường chốt lời thì ảnh hưởng tiêu cực lên cả hai nhóm cổ phiếu tăng nhiều và nhóm cổ phiếu chưa tăng.

Nhà đầu tư cảm nhận rõ tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng”. VN-Index vẫn đang trong xu thế tăng điểm trung hạn. Nhưng đang đối mặt với khả năng rung lắc mạnh mỗi khi chỉ số VN-Index đạt được mức cao mới. Nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược giao dịch T+ để tìm kiếm lợi nhuận trước khi thị trước xác định hướng đi rõ ràng hơn.

Nguồn: Vietstock.vn