Thị trường thịt bò Nga dần quá tải, không đủ thịt để bán

Thị trường thịt bò Nga dần quá tải, không đủ thịt để bán

08/05/2021 0 Nguyễn Ninh 157
6 phút, 10 giây để đọc.

Trước đây nguồn đem lại lợi nhuận lớn nhất và báu bở nhất cho nước Nga chính là dầu mỏ. Thế nhưng thời gian gần đây khi giá dầu thế giới liên tục giảm thì thịt bò Nga dần thay thế dầu mỏ, trở thành mỏ vàng thứ 2 của đất nước này. Số lượng thịt bò xuất khẩu liên tục tăng, đôi khi có thể bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Việt Nam cũng là một nước nhập khẩu thịt bò Nga để chế biến thức phẩm. Cụ thể tình hình thị trường thịt bò Nga đang diễn biến ra sao thì mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Điểm qua về giá dầu của Nga

Tình hình giá dầu trồi sụt vài ngày qua cho thấy, có thể thấy Kế hoạch tài chính năm 2021 mà Chính phủ Nga soạn thảo đang đứng trước nguy cơ trở thành một tài liệu phi thực tế. Các tính toán ngân sách của Chính phủ nước này phần lớn đều dựa vào hy vọng tăng sản lượng và xuất khẩu dầu mỏ vào năm 2021, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu phục hồi nhanh chóng. Nhưng những hy vọng này dường như chỉ là hy vọng.

giá dầu của Nga

Tình hình thực tế những ngày qua rõ ràng không “chiều lòng” Nga, quốc gia mà dầu mỏ chiếm tới phân nửa nguồn thu ngân sách. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lúc này thậm chí còn không nhắc tới việc nới lỏng các hạn chế đối với sản lượng dầu kể từ đầu năm 2021 tới. Saudi Arabia đang hướng tới việc cắt giảm sản lượng bổ sung vào năm 2021 và Moscow chỉ có thể có một lựa chọn duy nhất này.

Thịt bò trở thành núi vàng thứ 2 của Nga

Năm nay, trên thực tế, Nga đã không còn nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn. Doanh số xuất khẩu thịt và nội tạng của Nga trong 9 tháng đầu năm đã tăng gần 80%. Nga đang ngày một nổi bật và có tiếng tăm trên thị trường các sản phẩm thịt của thế giới.

Các nước nhập khẩu thịt bò Nga

Nga bắt đầu tham gia thị trường thịt thế giới cách đây 10 năm, những chuyến hàng gia cầm đầu tiên là đến các nước thuộc Liên minh thuế quan (bao gồm Nga, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) và SNG. Ông Sergei Yushin, người đứng đầu Hiệp hội thịt quốc gia, trong một cuộc phỏng vấn với báo Luận chứng và Sự kiện, cho biết Nga cung cấp thịt cho hơn 40 quốc gia trên thế giới ở 4 châu lục.

Trung Quốc

Trung Quốc là khách hàng đứng đầu trong năm nay. Theo ông Yushin, so dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc, sản lượng thịt lợn giảm 20-25% và giá đã tăng gấp đôi trong năm 2019, vì vậy một số người Trung Quốc buộc phải chuyển qua tiêu thụ thịt gia cầm rẻ hơn.

Các nước nhập khẩu thịt bò Nga

Những chuyến giao hàng gia cầm Nga đầu tiên đến Trung Quốc bắt đầu từ tháng 4 và tháng 5.2019. Giờ đây, Nga là nhà cung cấp thịt lớn thứ ba ở Trung Quốc sau Brazil và Mỹ. “Chúng tôi bán cho họ rất nhiều chân, cánh và đầu, cổ gà, đồng thời bắt đầu cung cấp thịt bò cho Trung Quốc: ngày càng có nhiều người có thu nhập cao và trung bình đủ khả năng mua loại thịt này”, ông Yushin cho biết.

Ukraine

Ukraine đứng thứ hai trong số khách hàng mua thịt từ Nga, và theo giải thích của ông Yushin, Nga “bán thịt gia cầm và thịt lợn cho các vùng Lugansk và Donetsk”.

Việt Nam

Đặc biệt, ông Yushin nói Việt Nam cũng đặt mua một lượng thịt lợn đáng kể từ Nga và “thậm chí chúng tôi còn tìm được nơi cung cấp xương ống bò. Ở Việt Nam, chúng được sử dụng để nấu nước dùng cho món phở bò”.

việt nam nhập khẩu thịt bò

Bên cạnh đó, năm nay, Nga đã thực hiện chuyến hàng bắp bò đầu tiên đến Brazil và Hong Kong, đồng thời xuất khẩu thịt nai cho châu Âu và đang tăng cường cung cấp thịt, chủ yếu là gia cầm, sang Trung Đông, châu Phi và các nước Đông Nam Á.

Lượng thịt bò tiêu thụ hằng năm

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Dmitry Patrushev, trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng thịt và phụ phẩm trị giá 610 triệu USD được cung cấp cho thị trường nước ngoài, cao hơn 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với năm 2020, theo ông Yushin, xuất khẩu thịt gia cầm tăng 30% (lên đến 280.000 tấn), thịt lợn và nội tạng lợn tăng ít nhất 60% (175.000 tấn), và thịt bò tăng gấp 2 lần ( 20.000 tấn).

lượng thịt bò tiêu thụ hằng năm tại nga

Hầu hết lượng thịt người Nga tiêu thụ hiện nay đều được sản xuất trong nước. Nga chỉ nhập khẩu một ít thịt bò và nội tạng bò, chủ yếu từ Belarus, Paraguay, Brazil, Argentina, Ấn Độ và Colombia. “Tỷ trọng nhập khẩu thịt lợn và gia cầm gần như là bằng 0. Đối với hai loại thịt này, Nga đã trở thành nước xuất khẩu ròng”, ông Yushin phát biểu.

Thiếu hụt lượng thịt bò để cung ứng

Nga cũng có mua gia cầm từ nước ngoài; nhưng chủ yếu là để… bán lại. Ông Yushin giải thích: “Chúng tôi nhập khẩu và xuất khẩu các bộ phận khác nhau của gà. Ví dụ, chúng tôi mua gà nguyên con của Belarus; sau đó bán chân, đầu, cổ, cánh gà sang Trung Quốc. Toàn bộ thân thịt thì bán cho các nước SNG và Ả Rập Xê Út. Thịt được tiêu thụ theo nhiều cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Chúng tôi thích thịt gà sẫm màu, nhưng một số quốc gia lại chuộng thịt trắng, tức là ức”.

Tuy nhiên, nước Nga chưa có đủ thịt bò. Theo định mức khuyến nghị của Bộ Y tế, mức tiêu thụ thịt bò hợp lý là 20 kg/người/năm. Nhưng vào cuối năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Phân tích Công nghệ Thực phẩm Liên bang cho biết; lượng thịt bò tiêu thụ chỉ là 14,6 kg/người. Năm nay, theo số liệu sơ bộ, cũng sẽ chỉ đạt 14,9 kg.

Nghịch lý ” thiếu thịt bò những vẫn xuất khẩu”

Có vẻ như đây là một nghịch lý: bản thân không có đủ mà lại bán ra nước ngoài. Theo ông Roman Kostyuk, Tổng giám đốc Liên minh các nhà sản xuất thịt bò; Nga năm nay đã bán 20-25.000 tấn thịt bò ra nước ngoài. Nhập khẩu 300.000 tấn và sẽ tiêu thụ 2 triệu tấn mỗi năm. Vậy tại sao người Nga lại bán thịt bò ra nước ngoài; khi trong nước vẫn chưa đủ?

lượng thịt bò nga xuất khẩu hằng năm

“Xuất khẩu thịt, đặc biệt là thịt bò Nga; sẽ có lãi nếu tỷ giá hối đoái đồng đô la/rúp cao hơn. Chẳng hạn, trong 9 tháng đầu năm 2020, giá thịt xuất khẩu là 5 USD/kg đối với thịt bò; 1,8 USD/kg đối với thịt lợn và 1,7 USD/kg đối với gia cầm”, ông Roman Kostyuk giải thích.

Nguồn: thanhnien.vn